Trang chủ
Study
Thủ tục nhập cảnh New Zealand

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC BAY, NHẬP CẢNH TỪ VIỆT NAM SANG NEW ZEALAND CHO DU HỌC SINH

Sau khi nhận được visa du học từ Tổng Lãnh sự quán New Zealand, việc tiếp theo các bạn cần làm là chuẩn bị tất cả mọi thứ như; vé máy bay, giấy tờ, hành lý….để lên đường sang New Zealand để kịp ngày nhập học của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn chuẩn bị hành trang cũng như thủ tục quá cảnh, nhập cảnh tại các sân bay.

1) Tiến hành book vé máy bay

Hiện đã có chuyến bay thẳng từ Hồ Chí Minh sang Auckland của hãng hàng không Air New Zealand với thời gian bay khoảng 10-12 tiếng. Nếu lần đầu tiên đến New Zealand, bạn có thể chọn các chuyến bay thẳng này. Tuy nhiên, giá vé của các chuyến bay thẳng thường sẽ khá cao. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn các chuyến bay quá cảnh 1 hoặc 2 điểm dừng. Tại Việt Nam, hiện có 3 cảng hàng không quốc tế là: Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh), Nội Bài (Hà Nội) và Đà Nẵng (Đà Nẵng) phục vụ chuyến bay từ Việt nam sang New Zealand và ngược lại.

Có khá nhiều hãng hàng không phục vụ chuyến bay từ Việt Nam sang New Zealand như: Air New Zealand (bay thẳng), China Southern Airlines (quá cảnh qua Quảng Châu), Việt Nam Airline (quá cảnh qua Hồng  Kông), Singapore Airline (quá cảnh qua Singapore), EVA Air (quá cảnh qua Đài Bắc), Malaysia Airline (quá cảnh qua Kuala Lumpur)….

Để tránh tình trạng giá vé máy bay tăng cao trong mùa nhập học cao điểm, sau khi vừa nhận được visa, bạn nên tiến hành book vé máy bay để tiết kiệm chi phí.

2) Nhờ dịch vụ đưa đón và tìm chỗ ở

Về dịch vụ đưa đón: Một số trường tại New Zealand có dịch vụ đưa đón và cung cấp chỗ ở miễn phí hoặc tính phí cho tân sinh viên trong 3 ngày đầu, bạn tiến hành lên website của trường để đăng ký dịch vụ này. Nếu trường các bạn theo học không cung cấp dịch vụ đưa đón, bạn có thể liên hệ với các công ty chuyên dịch vụ đưa đón hỗ trợ sinh viên. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tốn một ít phí cho dịch vụ này.

Về dịch vụ tìm chỗ ở: Hầu hết các trường tại New Zealand có ký túc xá cho sinh viên quốc tế. Nếu bạn muốn ở tại ký túc xá của trường, bạn có thể lên website của trường, hoàn thành mẫu đơn để đăng ký ở tại ký túc xá. Nếu bạn muốn ở ngoài, bạn có thể lên trên các website cho thuê nhà cho du học sinh Úc hoặc nhờ đến các dịch vụ tìm nhà cho sinh viên quốc tế. Lưu ý: khi tìm nhà bên ngoài, bạn nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, các vật dụng mà chủ nhà cung cấp cho bạn và điều đặc biệt là bạn nên thỏa thuận với chủ nhà về thời hạn hợp đồng càng ngắn càng tốt để tránh tình trạng bạn sẽ mất cọc khi chuyển nhà trước thời hạn hợp đồng. Hiện mức thuê nhà tại Mỹ dao động từ 500-1200 $NZ/tháng tùy thuộc vào địa điểm bạn thuê nhà.

3) Chuẩn bị giấy tờ

Để được nhập cảnh vào New Zealand, bạn cần chuẩn bị các loại giấy liệt kê sau đây:

– Passport.

– Visa.

– Giấy khai sinh.

– Giấy chứng minh nhân dân.

– Thư mời nhập học của trường.

– Giấy xác nhận cung cấp chỗ ở (nếu học sinh dưới 18 tuổi).

– Biên nhận học phí trường gửi.

– Giấy tờ liên quan đến giám hộ nếu bạn chưa đủ 18 tuổi.

– Các giấy tờ liên quan đến học tập như bằng tốt nghiệp, học bạ, IELTS. Các giấy tờ này bạn mang theo bản gốc và dịch thuật sang tiếng Anh có công chứng Tư pháp.

– Vé máy bay từ Việt Nam sang New Zealand.

Lưu ý:

Xin lưu ý rằng, nếu thiếu các loại giấy tờ này, nhân viên hải quan tại sân bay có thể sẽ không cho bạn nhập cảnh vào New Zealand.

Bạn nên chụp hình lưu hết toàn bộ các loại giấy tờ này trong điện thoại, laptop hoặc e-mail.

4) Chuẩn bị hành lý

Quy định về hành lý ký gửi đi New Zealand

– Về số lượng hành lý ký gửi: Tùy vào quy định của mỗi hãng hàng không, có hãng quy định không quá 2 kiện, có hãng không giới hạn số lượng hành lý.

– Về kích thước và trọng lượng hành lý ký gửi: sẽ tùy thuộc quy định của mỗi hãng hàng không và tùy thuộc vào vé của bạn thuộc hạng nào. Thông thường vé hạng phổ thông sẽ bị hạn chế hơn hạng thương gia. Dưới đây là 1 ví dụ về quy định hành lý ký gửi của hãng hàng không Vietnam Airline hạng vé phổ thông nhất:

   + Tổng kich thước 3 chiều của mỗi hành lý không được phép vượt quá 80 inch (203 cm).

   + Trọng lượng của mỗi hành lý không được phép vượt quá 30 kg.

   + Số lượng: 1 kiện.

– Để biết chính xác nhất về quy định hành lý ký gửi, bạn truy cập vào website của hãng hàng không mà bạn book vé để kiểm tra thông tin chi tiết.

Quy định về hành lý xách tay đi New Zealand

– Theo quy định về hành lý xách tay đi New Zealand của các hãng hàng không thì bạn chỉ được mang 1 túi và có trọng lượng không nên vượt quá 7 kg tổng kích thước ba chiều không vượt quá 115cm.

– Không được để vật sắc nhọn bằng kim loại (kéo nhỏ, dao gọt trái cây, đồ cắt giũa móng  tay…), chất lỏng (dầu gội, dầu tắm, kem đánh răng, nước hoa…), chất dễ cháy (quẹt gas…), kể cả nước uống và sữa trong hành lý xách tay nhưng được phép để trong hành lý ký gửi.

Những vật không được mang theo khi lên máy bay

– Các phần mềm máy tính: Các phần mềm thông dụng như: Win, Office, Photoshop… không được mang theo, nếu bị hải quan phát hiện sẽ bị phạt. (Bạn có thể dùng mẹo là chép tất cả vào portable hardrive chứ không mang dạng DVD).

– Đối với thực phẩm:

   + Úc cấm nhập khẩu các sản phẩm làm từ thịt, rau, hoa quả dưới mọi hình thức do có luật bảo vệ thực vật và có dịch.

   + Nước mắm, mắm tôm, ruốc/chà bông, thực phẩm có mùi nếu không đóng gói cẩn thận có thể bị thu giữ và bị phạt.

   + Đồ khô: Tất cả đồ khô như mực, cá bò, tôm khô, ô mai, chè, cà phê, bánh đậu xanh đều được cho phép mang vào New Zealand sau khi đã khai báo. Tất cả phải có nhãn mác, hoặc hút chân không.

   + Sản phẩm làm từ da và lông được phép cho phép vào nước Úc nếu chúng đã được qua quá trình thuộc da. Da thô để làm trống không được phép. Sừng động vật, răng hay xương được phép nhập vào New Zealand nếu chúng đã qua quá trình làm sạch và trong bao bì mới, không bị nhiễm bẩn từ các vật liệu khác từ động vật, thực vật, côn trùng, đất, bùn, đất sét hoặc tạp chất khác.

   + Các loại vỏ ốc kể cả dùng làm nữ trang và vật kỷ niệm, và các loại vỏ ốc lượm ở bờ biển hay dưới biển không được nhập cảnh vào New Zealand.

   + Những sản phẩm từ ong kể cả sáp ong và tổ ong, phấn hoa thì bị hạn chế.

   + Mì tôm, cháo, miến ăn liền: được mang theo, nhưng không được mang các loại mì, cháo, miến có gói thịt ướt bên trong.

   + Trứng và các sản phẩm làm từ trứng không được phép nhập cảnh vào New Zealand.

   + Lưu ý: Tất cả các loại thức ăn mang theo đều phải khai báo thành thật, nếu không sẽ bị phạt tiền, tiêu hủy và nặng hơn có thể bị cấm nhập cảnh, trục xuất vào hôm sau.

Quy định về  việc mang ngoại tệ

– Được phép mang tối đa 10.000 $NZ MÀ KHÔNG CẦN KHAI BÁO. Tuy vậy, bên Việt Nam chỉ cho phép xuất cảnh với số tiền tối đa là 5,000 USD. Tốt nhất, bạn nên mang thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM để thuận tiên cho việc thanh toán tại New Zealand.

– Nếu bạn mang vượt quá số tiền trên mà không khai báo thành thật sẽ bị phạt và lưu lại hồ sơ là khai báo gian lận, bạn sẽ bị kiểm tra kỹ hơn cho các lần nhập cảnh sau hoặc nặng hơn bạn sẽ bị trục xuất vào ngày hôm sau.

Quy định về việc mang hàng hóa có giá trị

– Trừ những đồ dùng sử dụng cá nhân trên người bạn, những vật dụng check-in và còn mới, bạn phải khai báo nếu tổng giá trị vượt quá 700 $NZ.

– Nếu bạn không khai báo thành thật, sẽ bị phạt tiền từ 20-80% giá trị vật dụng theo thị trường hoặc bị tịch thu hoặc bị cấm nhập cảnh…

5) Thủ tục nhập cảnh tại New Zealand

Sau đây là trình tự 4 bước bạn cần làm tại Sân bay đề được nhập cảnh vào New Zealand

– Bước 1: Khai báo hải quan (The Passenger Arrival Card)

   + Sau khi đến sân bay của New Zealand, nhân viên hải quan sẽ phát cho bạn một tờ khai hải quan còn được gọi là The Passenger Arrival Card (Mẫu bên dưới).

Thủ tục nhập cảnh New Zealand

   + Bạn tiến hành điền các thông tin trên Passenger Arrival Card theo hướng dẫn bên dưới:

  • Flight number/name of ship: Tên chuyến bay.
  • Aircraft seat number: Số ghế trên chuyến bay.
  • Overseas port where you boarded THIS aircraft/ship: Sân bay mà bạn quá cảnh.
  • Passport number: Số Passport của bạn.
  • Nationality as shown on passport: Quốc tịch ghi trên passport.
  • Family name: Họ.
  • Given or first names: Chữ lót và tên.
  • Date of birth: Ngày, tháng, năm sinh.
  • Country of birth: Quốc gia nơi bạn sinh ra.
  • Occupation or job: Nghề nghiệp.
  • Full contact or residential address in New Zealand: Địa chỉ liên lạc tại New Zealand.
  • Email: Địa chỉ e-mail.
  • Mobile/phone number: Điện thoại liên lạc.
  • List the countries you have been in during the past 30 days: Danh sách các quốc gia mà bạn đã đến trong vòng 30 ngày.
  • Do you know the contents of your baggage?: Bạn có biết hàng hóa trong hành lý ký gửi không.
  • Are you bringing into New Zealand: Bạn đang mang vào New Zealand.
  • Goods that may be prohibited or restricted, for example medicines, weapons, indecent publications, endangered species of flora or fauna, illicit drugs or drug paraphernalia?: Hàng hóa có thể bị cấm hoặc hạn chế, ví dụ như:  thuốc,vũ khí, ấn phẩm không đứng đắn, loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc động vật, thuốc bất hợp pháp hoặc đồ dùng ma túy?
  • Alcohol over the personal concession (3 bottles each containing not morethan 1125 millilitres of spirits and 4.5 litres of wine or beer) and tobacco, products over the personal concession (200 cigarettes or 250 grams of tobacco or 50 cigars or a mixture of not more than 250 grams)?:  Rượu qua nhượng quyền cá nhân (3 chai, mỗi chai  không chứa nhiều hơn 1125 ml rượu mạnh và 4,5 lít rượu vang hoặc bia) và thuốc lá, các sản phẩm trên nhượng quyền cá nhân (200 điếu thuốc lá hoặc 250 gram thuốc lá hoặc 50 xì gà hoặc hỗn hợp không quá 250 gram)?
  • Goods obtained overseas and/or purchased duty free in New Zealand with a total value of more than NZ$700, including gifts?: Hàng hóa được miễn thuế ở nước ngoài và / hoặc mua tại New Zealand với tổng trị giá hơn $ NZ 700, kể cả quà tặng?
  • Goods carried for business or commercial use or goods carried on behalf of another person?:  Hàng hóa cho kinh doanh hoặc thương mại hoặc thay mặt cho người khác để mang đi.
  • A total of NZ$10,000 or more in cash (includes bearer – negotiable instruments) or foreign equivalent?: Tổng số tiền $ NZ 10.000 trở lên bằng tiền mặt (bao gồm cả giao dịch chuyển nhượng) hoặc ngoại tệ tương đương?.
  • I declare that the information I have given is true, correct, and complete: Tôi tuyên bố rằng thông tin tôi đã cung cấp là đúng sự thật, chính xác và đầy đủ.
  • Signature: Ký tên               Date: ngày

– Bước 2: Đi đến quầy an ninh

   + Bạn đứng xếp hàng, đến lượt mình, bạn trình tờ khai hải quan vừa điền tại bước 1 và passport để nhân viên hải quan đóng dấu vào tờ khai hải quan và passport cho bạn.

   + Tại đây, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn lấy dấu vân tay và chụp ảnh cũng như hỏi các bạn các câu hỏi đơn giản như: tại sao bạn đến New Zealand, bạn học trường nào, ngành nào, thời gian bạn dự dịnh học bao lâu, chi phí khóa học của bạn là bao nhiêu…Bạn bình tĩnh và trả lời các cầu hỏi này của hải quan.

– Bước 3: Lấy hành lý

Sau khi hoàn tất xong thủ tục nhập cảnh, bạn đến khu vực Baggage claim để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó. Bạn cần kiểm tra thật kỹ để tránh bỏ quên hành lý.

– Bước 4: Tiến hành làm thủ tục check in cho chuyến bay kế tiếp hoặc ra ngoài sân bay để về trường

   + Đối với du học sinh còn chuyến bay kế tiếp

  • Nếu bạn còn chuyến bay kế tiếp, bạn lấy lại hành lý ký gửi của mình, tiến hành về sân bay quốc nội để làm thủ tục check in cho chuyến bay kế tiếp.
  • Lưu ý: nếu bạn không biết hướng đi về sân bay quốc nội, bạn có thể xuất trình vé máy bay của mình và nhờ sự hướng dẫn của nhân viên sân bay, nếu bạn bị trễ chuyến bay kế tiếp, bạn có thể đến quầy Custom Service nhờ họ hỗ trợ đổi lại chuyến khác.

   + Đối với du học sinh có điểm đến cuối cùng là sân bay quốc tế này

  • Bạn mang hành lý của mình ra ngoài và tiến hành đón xe về chỗ ở hoặc nhân viên đưa đón của trường hoặc công ty dịch vụ đưa đón sẽ đưa bạn về nhà nếu bạn có đặt dịch vụ đưa đón.